Tại tất cả các khu vực của châu Á, các hộ gia đình đang dành một khoản chi tiêu đáng kể cho học thêm. Việc học thêm có thể góp phần vào những thành tích đạt được của học sinh nhưng đồng thời nó cũng duy trì và và làm cho bất bình đẳng xã hội thêm trầm trọng, làm chuyển hướng các nguồn lực vốn được dùng cho mục đích khác và có thể góp phần vào sự không hiệu quả của các hệ thống giáo dục.
Việc học thêm được nhìn nhận chung là giáo dục ngoài luồng vì nó bám theo hệ thống trường chính khóa. Khi chương trình giảng dạy của hệ thống chính khóa thay đổi, chương trình giảng dạy của giáo dục ngoài luồng cũng thay đổi theo.
Tài liệu nghiên cứu này ghi nhận quy mô và tính chất của giáo dục ngoài luồng tại những địa bàn khác nhau trong khu vực. Trong nhiều thập kỷ, giáo dục ngoài luồng đã trở thành một hiện tượng lớn ở Đông Á. Giờ đây nó đã lan rộng ra toàn khu vực và có những ý nghĩa xã hội và ý nghĩa kinh tế sâu rộng.
Bạn có thể tải về bản sao Việt Nam ở đây
Contents
- Lời nói đầu
- Tóm lược Tổng quan
- Giới thiệu
- Phác thảo bức tranh toàn cảnh
- Cung và Cầu
- Tác động của Giáo dục Ngoài luồng
- Ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách
- Kết luận
- Phụ lục: Các quy định về học thêm
- Tài liệu tham khảo